
LIỆU TRÌNH
CẢI THIỆN THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ
Thoái hóa cột sống cổ, hay còn gọi là thoái hóa đốt sống cổ, là một bệnh lý đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm công việc, thói quen lao động, lão hóa tự nhiên hay các hoạt động thể chất. Đặc biệt, nhóm người trẻ từ 25 đến 30 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Thế nào là thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ (cervical spondylosis) là quá trình lão hóa tự nhiên của đĩa đệm và khớp, dẫn đến hẹp không gian giữa các đốt sống, chèn ép dây thần kinh và tủy sống, gây ra các triệu chứng như đau cổ, tê bì và khó cử động.
Những ai dễ mắc phải thoái hóa đốt sống cổ?
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ: Thói quen ít vận động hoặc sinh hoạt sai tư thế; chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, vitamin D, và các khoáng chất như magie; bệnh lý xương khớp: mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, gai xương; thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, lựa chọn gối ngủ có độ cao không phù hợp v.v
5 triệu chứng phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ
Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
- Hội chứng cổ – tủy sống: Xảy ra khi các gai xương hoặc khối lồi đĩa đệm phát triển về phía hai bên hoặc ra phía sau, gây áp lực lên tủy sống.
- Hội chứng cổ – tim: Sự lệch cấu trúc của cột sống cổ gây chèn ép lên dây thần kinh điều khiển hoạt động của tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau ngực, đau tim đột ngột.
- Thiếu máu não: Các đốt sống cổ thoái hóa chèn ép lên các rễ thần kinh, làm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bị giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến ngất, xuất huyết não hoặc đột quỵ.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
- Khám lâm sàng: Kiểm tra bằng cách ấn vào vùng cổ và vai để tìm ra bất thường. Kết hợp các bài vận động xoay, cúi cổ, vươn vai,… để kiểm tra sức mạnh cơ và cảm giác ở tay.
- Chẩn đoán hình ảnh: X-quang, CT scan và MRI là các phương pháp hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ. X-quang và CT scan giúp phát hiện các gai xương và hẹp đĩa đệm, trong khi MRI cho hình ảnh chi tiết về các tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh.
- Đo điện cơ (EMG): Đo điện cơ (EMG) giúp đánh giá mức độ tổn thương của các dây thần kinh và cơ, đặc biệt hữu ích gặp các triệu chứng như tê, yếu cơ, hoặc mất cảm giác.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
- Thuốc giảm đau: Các thuốc như Paracetamol hoặc Ibuprofen giúp giảm đau nhanh chóng, mang lại sự thoải mái. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như loét dạ dày, tổn thương gan, thận, hệ tiêu hóa và chỉ có hiệu quả tạm thời, không điều trị tận gốc.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập phục hồi chức năng giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại kết quả tức thì và có thể không phù hợp với những trường hợp thoái hóa nặng.
- Tiêm steroid: Giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng nhưng nếu tiêm quá nhiều hoặc lạm dụng có thể dẫn đến loãng xương, suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Massage thư giãn trị liệu công nghệ lượng tử sinh học GOG:
Massage kết hợp sóng lượng tử sinh học GOG là liệu pháp sử dụng hiệu ứng cộng hưởng sóng sinh học, kết hợp với kỹ thuật Trigger Point và thao tác miết, vỗ, đấm Thuỵ Điển để giảm đau mỏi, căng cơ, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sự linh hoạt của các mô cơ, kích thích quá trình tái tạo tế bào, giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
Lưu ý khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Để quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau: Tuân thủ phác đồ điều trị chuyên gia; Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng đúng cách và đều đặn; Chú ý đến tư thế ngồi, đứng và nằm để giảm áp lực lên cột sống cổ; Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với các thói quen sinh hoạt lành mạnh; Kiểm tra sức khỏe cột sống định kỳ để nhận biết kịp thời các vấn đề liên quan.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Vì vậy, cần duy trì tư thế làm việc – sinh hoạt đúng, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác vật nặng, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường linh hoạt cho cơ cổ, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung canxi và vitamin D.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý thường gặp nhưng hoàn toàn có thể được điều trị và kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về nguyên nhân và cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ, đừng ngần ngại để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại: FANPAGE ROSEA CRYSTAL.
Khách hàng vui lòng Đặt hẹn trước để được Rosea Crystal hỗ trợ tư vấn và sắp xếp phục vụ chu đáo nhất
Rosea Crystal
Chuỗi hệ thống Chăm sóc da, Spa & Wellness cao cấp từ Hàn Quốc
Tin tức - Sự kiện

NHÓM DỊCH VỤ CAO CẤP
Các liệu trình tại Rosea Crystal ứng dụng công nghệ Lượng tử sinh học, Color Therapy, Trigger Point, Phương pháp thân nhiệt, công nghệ chăm sóc da Allcare giúp nâng cao hiệu quả trị liệu và cảm giác thư giãn tuyệt vời cho khách hàng