Rối loạn tiêu hoá khi giao mùa là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc cơ địa dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Biểu hiện thường gặp là tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ.Hãy cùng Rosea Crystal xem bài viết này để hiểu rõ hơn về cơ chế và cách kiểm soát hiệu quả bằng phương pháp khoa học.
Rối loạn tiêu hoá khi giao mùa xuất phát từ điều kiện môi trường lạnh và ẩm, dẫn đến khả năng điều phối của hệ trục não – ruột bị suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa từ dạ dày đến đại tràng. Hãy cùng Rosea Crystal xem bài viết này để khám phá các phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hoá khi bước vào giai đoạn tiết trời trở lạnh.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá khi giao mùa
Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt từ nóng sang lạnh, cơ thể cần điều chỉnh lại hàng loạt cơ chế sinh lý để thích nghi. Trong quá trình này, hệ tiêu hoá dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng. Do đó việc nhận diện chính xác nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Tuần hoàn kém gây ức chế nhu động ruột
Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp đột ngột, vùng bụng dưới thường bị mất nhiệt do cấu trúc mô mỡ ở đây khá mỏng và ít được che phủ, dẫn đến tình trạng giảm tưới máu cục bộ đến các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, bao gồm dạ dày, ruột non và đại tràng. Khi lưu thông tuần hoàn bị gián đoạn, nhu động ruột sẽ giảm tần suất, gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi hoặc tiêu hóa chậm.
Đồng thời, làm giảm mật độ và đa dạng của lợi khuẩn đường ruột như Lactobacillus và Bifidobacterium, khiến cơ thể dễ bị rối loạn đại tiện, viêm nhẹ niêm mạc và giảm khả năng hấp thu vi chất.
Hàn khí xâm nhập ảnh hưởng đến trục não – ruột
Hàn khí có khả năng làm rối loạn trục điều phối thần kinh giữa não và ruột (gut–brain axis). Đây là hệ thống liên lạc hai chiều rất phức tạp, trong đó cảm xúc, trạng thái tinh thần và các kích thích ngoại cảnh (bao gồm nhiệt độ) đều có thể ảnh hưởng đến nhu động và bài tiết tại đường tiêu hoá. Khi hàn khí tác động lên vùng bụng, đặc biệt nếu kèm theo stress hoặc lo lắng trong giai đoạn chuyển mùa, tín hiệu từ não đến ruột có thể bị lệch pha, dẫn đến co thắt đại tràng không đồng đều, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài tác động thần kinh, hàn khí còn ảnh hưởng đến vi tuần hoàn mao mạch trong niêm mạc ruột, làm giảm tiết men tiêu hóa và rối loạn vận chuyển thức ăn trong lòng ruột.
Nếu không có biện pháp điều chỉnh phù hợp, hàn khí kéo dài có thể dẫn đến viêm nhẹ lớp niêm mạc ruột, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá mạn tính trong những giai đoạn chuyển mùa tiếp theo.
Giải pháp cải thiện rối loạn tiêu hoá khi giao mùa
Nhu động ruột là hoạt động co bóp nhịp nhàng của các cơ trơn trong ống tiêu hóa, có vai trò vận chuyển và tiêu hoá thức ăn. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, nhu động này có thể bị ức chế. Việc áp dụng giải pháp kích hoạt nhu động ruột thông qua các kỹ thuật vật lý trị liệu như: Massage, chườm ấm, hoặc tập luyện hít thở sâu đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng lưu thông máu tại thành ruột, đồng thời điều hòa lại trục thần kinh ruột – não, cải thiện rối loạn tiêu hoá khi giao mùa.
Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp hỗ trợ thông thường tại nhà có thể không còn đủ hiệu quả, nên cân nhắc tham khảo các liệu pháp chuyên sâu nhằm phục hồi khả năng co bóp tự nhiên của ruột và tái lập trục điều phối tiêu hóa một cách ổn định, lâu dài.
Liệu pháp phục hồi nền nhiệt sinh học và cải thiện chức năng tiêu hoá chuyên sâu
Rosea GOG Trigger Point là liệu trình sử dụng công nghệ sóng sinh học thế hệ mới, được thiết kế chuyên biệt để tác động vào các rối loạn chức năng cơ – thần kinh – mạch trên toàn cơ thể. Việc kích hoạt đồng thời giúp mang lại hiệu quả: Làm ấm mô sâu, tăng thân nhiệt vùng bụng, tái lập dòng tuần hoàn mao mạch và phục hồi phản xạ co bóp tự nhiên của ruột non và đại tràng, cải thiện rõ rệt nhu động ruột và khơi gợi lại cảm giác thèm ăn.
Hiệu quả của liệu trình ghi nhận sau 3 – 5 buổi: Cảm giác ấm bụng, giảm hẳn các triệu chứng đầy hơi, ăn không tiêu, đại tiện phân sống hoặc phân lỏng.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là:
- Không xâm lấn, không dùng thuốc, thích hợp là liệu pháp cho người lạnh bụng mãn tính
- Tác động toàn diện vào cơ chế sinh học của cơ thể, không chỉ làm dịu triệu chứng mà còn giải quyết tận gốc nguyên căn.
- Hiệu quả bền vững, hạn chế tái phát, hỗ trợ ổn định chức năng tiêu hoá lâu dài khi thay đổi thời tiết hoặc nhịp sinh học.
Rối loạn tiêu hoá khi giao mùa là một vấn đề sinh lý – thần kinh phức tạp, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu hiểu đúng cơ chế và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp. Truy cập roseacrystal.vn thường xuyên để khám phá thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần bạn nhé!
Nguồn tham khảo
1, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. (2024, 18 tháng 3). Nắng nóng tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa ở trẻ. Sức khỏe đời sống. https://tamanhhospital.vn/tin-tuc/nang-nong-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-hoa-o-tre/
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. (2024). Mối liên hệ giữa nhiệt độ, lượng mưa với số ca mắc bệnh tiêu chảy ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Môi trường, (602). https://tapchikhtnmt.hunre.edu.vn/index.php/tapchikhtnmt/article/view/602
Vũ, A., & cộng sự. (2024). Thuật toán dự đoán nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy do biến đổi khí hậu. Tia Sáng – Đổi mới & Sáng tạo. https://tiasang.com.vn/doi-moi-sang-tao/thuat-toan-du-doan-nguy-co-bung-phat-benh-tieu-chay-do-bien-doi-khi-hau/